Mon Sep 07, 2015 2:36 pm

Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Ava_0110Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Ava_0310
Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Ava_0710Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Ava_0910
leanhtu1239x
Thành viên

Thành viên
Bài viết Bài viết : 335
Point Point : 1005
Được cảm ơn Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia Ngày tham gia : 05/06/2015
Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Vide10
Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_010Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_011Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_012
Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_013
Tiêu đề: Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ

Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ
 
 
 
Mất ngủ liên tục hơn hai tháng qua khiến chị Thanh Hà, 31 tuổi, trưởng phòng kinh doanh một công ty xuất nhập khẩu trông hốc hác, già đi thấy rõ.
 
Gốc tự do tấn công gây tắc nghẽn mạch máu nuôi não và làm rối loạn giấc ngủ.
Chị quên trước quên sau, bỏ sót không ít đầu việc quan trọng, nhiều khi ngủ gật gà ngay trên bàn làm việc... Đêm uống thuốc ngủ không ăn thua, ngày dùng trà hay cà phê cũng chẳng tỉnh táo được là bao, lại nghe hồi hộp trong tim, chị quyết định đi khám benh mat ngu .
[You must be registered and logged in to see this image.]
“Thường mỗi đêm tôi chỉ ngủ được nửa giấc, rất khó đi vào giấc ngủ, lúc ngủ được lại gặp toàn mộng mị, sáng tỉnh dậy rất mệt mỏi, chán nản, chẳng thiết làm gì...”, chị Hà cho biết. Khám tổng quát và làm một số xét nghiệm, nữ trưởng phòng kinh doanh được bác sĩ xác định bị rối loạn giấc ngủ dẫn đến suy nhược cơ thể và đã có những ảnh hưởng đến tim, hệ thần kinh.
 
Cũng gặp trục trặc về giấc ngủ, anh Mạnh Hùng 42 tuổi, làm thiết kế đồ họa, thường xuyên bị tỉnh giấc nửa đêm về sáng. Anh tâm sự: “Không hiểu sao cứ đến 2-3h sáng là tôi tỉnh giấc, một tuần đến 4-5 đêm như vậy. Cố gắng dỗ giấc ngủ trở lại nhưng không thể được, đành nằm chong mắt chờ trời sáng...”.
 
Đặc thù công việc đồ họa 3D suốt ngày phải căng mắt với màn hình vi tính mà cơn buồn ngủ liên tục kéo đến, nhiều khi đầu nhức như búa bổ làm anh không thể đảm bảo đúng tiến độ công việc và hậu quả là bị khách hàng phàn nàn, hủy hợp đồng. Hôm ấy, anh gục ngay trên bàn làm việc khiến đồng nghiệp hoảng sợ liền đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ cho biết anh bị đột quỵ não, tuy chưa ở mức độ thật nghiêm trọng nhưng não đã bị tổn thương khá nhiều. Cơn đột quỵ xảy đến với anh là kết cục của những áp lực sức khỏe và công việc trong một thời gian dài
 
 
Theo Quỹ Giấc ngủ quốc gia Mỹ - National Sleep Foundation, rối loạn ngủ tăng cao như một kết quả của áp lực cuộc sống hiện đại. Khoảng 30-40% người lớn nói rằng họ bị mất ngủ thường xuyên. Ước tính, con người hiện nay ngủ ít hơn khoảng 20% so với thế kỷ trước.
 
PGS-TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh TP HCM cho biết, rối loạn giấc ngủ thường gặp mọi lứa tuổi, phổ biến ở người già và những người làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao như doanh nhân, quản lý, người tiếp xúc nhiều với máy vi tính, nhân viên văn phòng… Thống kê cho thấy có đến 80% người từng bị mất ngủ và khoảng 10-16% trường hợp phải tìm đến bác sĩ để điều trị chua mat ngu .
 
Y khoa thế giới chia rối loạn giấc ngủ thành 4 hình thái cơ bản là mất ngủ, ngủ nhiều, rối loạn nhịp thức ngủ và các rối loạn đi kèm giấc ngủ. Ở hình thái mất ngủ, người bệnh đi vào giấc ngủ khó khăn, chập chờn. Ngủ nhiều có đặc điểm là bệnh nhân luôn trong trạng thái buồn ngủ, ban đêm ngủ nhiều mà ban ngày vẫn ngủ gật, có người còn gặp tình trạng ngừng thở khi ngủ. Rối loạn nhịp thức ngủ có biểu hiện tỉnh giấc bất thường trong đêm, vì thế giấc ngủ ngắn và không sâu. Các rối loạn đi kèm giấc ngủ là mộng mị, mộng du, hoảng sợ về đêm…
 
Theo PGS Nhị, rối loạn giấc ngủ không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới công việc mà còn tác động nghiêm trọng tới sức khỏe. Người bị mất ngủ dài hạn có thể giảm tới hơn 20% khối lượng bộ não, giảm 1/3 tuổi thọ. Rối loạn giấc ngủ kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm sút khả năng lao động, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống. Nghiêm trọng hơn, rối loạn giấc ngủ còn có nguy cơ làm phát sinh và nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiểu đường, tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ não, đột tử…
 
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng - Trung tâm Oxy Cao áp TP HCM phân tích: “Nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, trong đó có các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn, tâm lý… Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện nguyên nhân của nhiều trường hợp rối loạn giấc ngủ là do gốc tự do, còn gọi là chất oxy hóa”.
 
Theo đó, gốc tự do tấn công mạnh vào thành động mạch não gây nên những tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, thiếu máu não, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Tế bào não vì thế thiếu năng lượng để hoạt động, ảnh hưởng tới cấu trúc của hệ thần kinh gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là rối loạn giấc ngủ. Đồng thời, môi trường càng ô nhiễm, cuộc sống càng đầy stress, căng thẳng tâm lý..., gốc tự do càng sinh ra nhiều và gây hại trực tiếp lên não, khiến truyền dẫn thần kinh không được liên tục, các vùng não gặp rối loạn và kết quả là giấc ngủ cũng rối loạn theo.
 
“Giải pháp để có giấc ngủ tốt là chủ động ngăn chặn và giảm thiểu các nguồn sinh gốc tự do như stress, thiếu dinh dưỡng, ô nhiễm môi trường, rượu bia, khói thuốc lá, chấn thương, nhiễm khuẩn, nhiễm phóng xạ...”, bác sĩ Hoàng cho hay. Để điều trị mất ngủ nói chung và rối loạn giấc ngủ nói riêng, bác sĩ Hoàng khuyên người bệnh nên thư giãn tâm lý, không sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ, càng không nên lạm dụng thuốc ngủ...
[You must be registered and logged in to see this image.]
Trên thực tế thuốc ngủ gây ức chế hoạt động não nên sử dụng nhiều sẽ gây rối loạn vận động và hàng loạt tác hại cho sức khỏe. Sử dụng thuốc an thần quá 4-6 tuần thì thuốc sẽ có tác dụng ngược. Thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ não ở người quen dùng thuốc an thần cao gấp 3 lần so với người không lệ thuộc thuốc.
 
PGS Nhị khuyến cáo nên đi ngủ đúng giờ, thời gian ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Đi ngủ cùng một thời điểm vào mỗi tối và thức dậy cùng một thời điểm vào buổi sáng. Nếu một tuần hoàn toàn không ngủ được hoặc mất ngủ thường xuyên kéo dài từ một tháng trở lên thì phải đi khám. Cần kết hợp cả liệu pháp tâm lý, thuốc hỗ trợ ngủ (thuốc chống trầm cảm) , thuoc chua mat ngu và thực phẩm hỗ trợ.
 
“Rối loạn giấc ngủ thường do tâm lý căng thẳng, stress, vì thế nên biến những công việc hằng ngày thành sở thích để giảm áp lực cho bản thân và tập cách ứng xử với cuộc sống. Từ tuổi 30-40 trở đi, cần chủ động phòng tránh rối loạn giấc ngủ, sử dụng các chất chống gốc tự do thiên nhiên tốt cho mạch máu và tế bào não, chẳng hạn như Anthocyanin, Pterostilbene... từ trái Blueberry”, PGS Nhị nhấn mạnh.
 
 
 
 
 
 
 
 
Xem thêm:
 
Chia sẻ thông tin về bệnh viêm gan siêu vi b mới nhất
Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_014
Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_015Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_016Nguy cơ đột quỵ vì rối loạn giấc ngủ  Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết