Thu Dec 10, 2015 1:33 pm

Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Ava_0110Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Ava_0310
Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Ava_0710Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Ava_0910
tvhp2015
Thành viên

Thành viên
Bài viết Bài viết : 137
Point Point : 411
Được cảm ơn Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/07/2015
Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Vide10
Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_010Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_011Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_012
Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_013
Tiêu đề: Định hướng phát triển cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình.

Thanh Hóa và Ninh Bình là hai địa phương có nghề làm đá ốp nổi tiếng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác. Đây là một nghề truyền thống rất đáng trân trọng , giữ gìn và có một định hướng phát triển rõ ràng, Do đó sở thông tin và truyền thông Thanh Hóa có thông tin như sau: 
Băn khoăn đá xuất khẩu xuất khẩu đá của tỉnh ta thường chiếm khoảng 30% tổng giá trị sản xuất của ngành đá. Sản phẩm đá ốp lát Thanh Hóa có mặt ở nhiều quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, Trung Đông và được thị trường thế giới ưa chuộng bởi chất lượng và màu sắc. Năm 2009, đá ốp lát xuất khẩu của tỉnh ta ước đạt trên 20 triệu USD/288 triệu USD giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.
Giá trị lớn, tuy nhiên việc xuất khẩu đá thiếu tính ổn định và bền vững. Những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, do mất thị trường, không có đơn hàng và không cạnh tranh được với mặt hàng đá đen của Trung Quốc nên ngành đá rơi vào khủng hoảng. Có tới 20% doanh nghiệp trong ngành đá vào thời điểm đó phải tạm ngưng sản xuất, 10% chuyển đổi nghề, 40% doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và chỉ có 30% doanh nghiệp hoạt động ổn định. Từ quý II, thị trường tiêu thụ đá trên thế giới phục hồi, các doanh nghiệp lại có đơn đặt hàng, cùng với đó là sự chỉ đạo tháo gỡ khó khăn của các cơ quan chức năng trong tỉnh khiến việc sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu phục hồi. Tuy nhiên, khi có thị trường thì lại thiếu sản phẩm cung ứng, do trước đấy lãi suất ngân hàng cao, vốn lưu động thiếu nên các doanh nghiệp không dám “găm hàng”. Việc phục hồi sản xuất chậm còn có nguyên nhân là các doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn, khi vay được vốn để tái sản xuất thì không đủ thời gian để xin cấp mỏ. Lượng hàng thiếu, dẫn đến “cháy” hàng, khiến các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu không dám nhận hợp đồng lớn. Tìm hiểu tại Công ty Liên doanh Vinastone, Khu Công nghiệp huyện Hà Trung được biết: Trước giai đoạn khủng hoảng, công ty nhận hợp đồng xuất khẩu 10 công-ten-nơ/tháng, nhưng tại thời điểm hiện tại là cả một vấn đề nan giải, thậm chí không thể gom đủ 1 công-ten-nơ đá, nếu yêu cầu của khách hàng là đá Nhồi (huyện Đông Sơn).
 
Được biết, việc khủng hoảng thị trường xuất khẩu đá cứ vài, ba năm lại diễn ra một lần với nhiều nguyên nhân khác nhau. Do xuất khẩu đá tỉnh ta vẫn nằm trong tình trạng xuất thô, lãng phí tài nguyên, nên cho đến nay vẫn chưa thống nhất được định hướng phát triển. Mới đây, phát biểu tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh tháng 11, lãnh đạo Sở Công thương và Sở Xây dựng cho rằng: trong ngành công nghiệp đá, cần thiết giảm dần đá xuất khẩu, đẩy mạnh sản xuất đá xây dựng và đá hợp chuẩn để giữ tài nguyên. Đối với mặt hàng đá, không cần thiết phải giao mục tiêu xuất khẩu cao, đồng thời tỉnh cần sớm có kết luận để có lộ trình và hướng đi cho ngành đá nói chung và lĩnh vực xuất khẩu đá nói riêng.
Định hướng nào cho phù hợp
Chúng ta biết rằng xuất khẩu là phản ánh trình độ sản xuất của một quốc gia từ khâu sản xuất, phân phối sản phẩm. Việc xuất khẩu đá thiếu tính bền vững đã chỉ ra những hạn chế từ việc hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch và tổ chức sản xuất, đầu tư hạ tầng (hạ tầng khu công nghiệp, kho ngoại quan…) cho sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu ngành đá nói riêng và các ngành hàng khác.
Việc nước ta gia nhập WTO, tham gia vào thị trường toàn cầu không chỉ mở ra cơ hội xuất khẩu các sản phẩm đá, mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tỉnh ta nhập khẩu các nguyên liệu đá khối có chất lượng tốt, màu sắc đẹp mà nước ta không có để  gia công chế biến cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Theo ý kiến của một số chuyên gia thì: vấn đề cấp thiết đặt ra là cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để khai thác và tận dụng nguồn tài nguyên hợp lý, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm đá ốp lát Trong đó, việc trước mắt phải sắp xếp cơ cấu lại tổ chức xí nghiệp, doanh nghiệp khai thác, chế biến đá ốp lát có quy mô hợp lý, thật sự năng lực, có điều kiện đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại. Hình thành một số doanh nghiệp có quy mô lớn, một số trung tâm sản xuất đá ốp lát ở nhiều địa phương như Đông Hưng, thị trấn Nhồi (huyện Đông Sơn), Yên Lâm (huyện Yên Định), huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc…  thành các vùng trọng điểm phát triển ngành công nghiệp đá ốp lát.
 
Bên cạnh đó, cần quan tâm giải quyết để phát triển bền vững ngành công nghiệp đá ốp lát hiện đại, hài hòa 3 lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường. Tổ chức khảo sát tỷ mỉ các mỏ đá để xác định chính xác chất lượng, trữ lượng theo đúng quy phạm để làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác mỏ. Thống nhất cơ quan quản lý khai thác, sản xuất, chế biến đá với cơ quan cấp phép khai thác mỏ vào một đầu mối phân định và mối quan hệ giữa tỉnh và địa phương, tránh phiền hà, chồng chéo như hiện nay. Chỉ cấp phép khai thác mỏ cho doanh nghiệp thực sự có năng lực, có thiết kế khai thác với công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại, dành cho khai thác mỏ đá ốp lát, có đầy đủ phương pháp an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái. Cấp giấy phép khai thác tài nguyên khoáng sản lâu dài, hạn chế cấp phép ngắn hạn để doanh nghiệp có điều kiện tập trung cho khai thác và sản xuất, nhưng tuyệt đối chỉ cấp phép cho một doanh nghiệp, không chia năm xẻ bảy mỏ đá cho nhiều chủ. Nâng cao vai trò của Hiệp hội đá ốp lát Thanh Hóa trong việc tập hợp lực lượng, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tổ chức khai thác, chế biến với quy mô lớn, công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ kỹ thuật để sản xuất đá chất lượng tốt… Thống nhất tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu thành sức mạnh tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh tiến vào thị trường lớn của toàn cầu. Trên cơ sở đó kêu gọi các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài vào tỉnh đầu tư liên doanh cùng khai thác và sản xuất, để vừa tận dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật của nước bạn, vừa hạn chế lãng phí tài nguyên và tích cực bảo vệ môi trường.
Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_014
Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_015Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_016Định hướng phát triển  cho nghề làm đá ở Thanh Hóa và Ninh Bình. Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết