Tue Nov 17, 2015 11:49 pm

Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Ava_0110Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Ava_0310
Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Ava_0710Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Ava_0910
tvhp2015
Thành viên

Thành viên
Bài viết Bài viết : 137
Point Point : 411
Được cảm ơn Được cảm ơn : 0
Ngày tham gia Ngày tham gia : 07/07/2015
Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Vide10
Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_010Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_011Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_012
Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_013
Tiêu đề: Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát

Thập bát la hán hay hay còn gọi 18 vị la hán tượng trưng cho sự tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài là những siêu nhiên kỳ bí nhưng lại rất gần gũi với con chúng sanh, các ngài giúp độ hóa chúng sanh, giúp chúng sanh có một cuộc sống yên bình.

Để tưởng nhớ tới công ơn to lớn của các ngài con người đã tạc tượng 18 vị la hán và lưu truyền qua đời này tới đời khác. Những bức tượng đã thể hiện được những nét sống động của các bậc Thánh nhân
Dưới đây là giới thiệu tóm tắt về các vị la hán và tượng 18 vị la hán bằng đá trắng được con người tạo thành.

1. Ba tiêu la hán
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tượng La Hán Ba Tiêu
Tên Ngài là Phạt-na-bà-tư (Vanavāsin). Theo Pháp Trụ Ký, Lan hán Ba Tiêu (Ba tiêu la hán) là vị La-hán thứ mười bốn trong 18 vị la hán, ngài và 1.400 vị La-hán thường ở trong núi Khả Trụ.
Tương truyền kể rằng, ngài được sinh ra trong một lần mẹ ngài vào rừng viếng cảnh và gặp mưa to dữ dội. Khi xuất gia học đạo, Ngài  thường vào trong núi rừng để tu và thường đứng dưới các cây chuối nên còn được gọi là La-hán Ba Tiêu.
Một lần gặp một con yêu long trong một cái đầm sâu Ngài đã cảm phục nó.  Và cảm phục ân đức của Phật, yêu long xin Ngài lưu lại chỗ của mình để được gần gũi cúng dường.
Theo lời phó chúc của đức Phật, Tôn giả lưu tâm hóa độ vua Ca-nị-sắc-ca. Nhân dịp nhà vua đi săn, Tôn giả hóa làm con thỏ trắng dẫn đường cho vua đến gặp một mục đồng đang lấy bùn đất nặn tháp Phật. Mục đồng nói rằng Phật thọ ký 400 năm sau vua Ca-ni-sắc-ca sẽ xây tháp thờ Phật tại đây. Mục đồng ấy cũng chính là Phạt-na-bà-tư hóa hiện. Từ đó, vua trở nên bậc đại quân vương hoằng dương Phật pháp, xây chùa tháp tự viện, ủng hộ cúng dường Tăng chúng, tổ chức kiết tập kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại thủ đô Ca-thấp-di-la. Tất cả những thành tựu này đều nhờ thâm ân giáo hóa của tôn giả Phạt-na-bà-tư.

2. Bố đại la hán
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tượng La Hán Bố Đại
Tên của Ngài là  Nhân-kiệt-đà (Angada). Theo Pháp Trụ Ký, Ngài là vị La-hán thứ mười ba, thường cùng 1.300 vị A-la-hán trụ trong núi Quảng Hiếp.
Người đời truyền lại: Ngài là người chuyên bắt rắn ở Ấn Độ, bởi vì tại đâu có rất nhiều rắn độc và hay tấn công người. Vì vậy ngài đã đi bắt chúng, bẻ hết những răng nanh độc rồi thả lên núi mà không giết. Chính hành động từ bi đó nên Ngài được xem là biểu tượng của từ bi. Sau khi đắc đạo, Ngài thường mang một túi vải bên mình để đựng rắn trùng hợp với hình ảnh Hòa thượng Bố đại tại trung hoa nên người đời gọi Ngài là La Hán Bố Đại.

3. Cử bát la hán
[You must be registered and logged in to see this image.]
Tượng La Hán Cử Bát
Tên của Ngài là Ca-nặc-ca-bạt-ly-đọa-xà  (Kanakabharadvāja). Ngài chính là Đại đệ tử được đức Phật giao phó khai sáng tâm phật cho cong người tại vùng Đông Thắng Thần Châu.
Truyền thuyết kể lại, tại vương quốcTăng-già-la ở Nam Hải, quốc vương ở đây không tin vào Phật pháp. Vì vậy Ngài đã tìm cách hóa độ vị vua này. Trong một lần nhà vua cầm gương soi bản thân, tôn giả đã làm phép trong gương xuất hiện một người có hình dáng vị Đại sỹ Bạch Y, khiến quốc vương đó giật mình kinh sợ. Theo lời khuyên của quần thần, nhà vua cho tạc tượng Bồ-tát Quan Thế Âm để thờ phụng và từ đó hết lòng tin Phật.
Tôn giả Ca-nặc-ca thường mang một cái bát sắt bên mình khi du hành khất thực, nên được gọi là La-hán Cử Bát.
Theo  sách Pháp Trụ Ký ngài là vị La-hán thứ ba, thường cùng 600 vị A-la-hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.
Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_014
Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_015Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_016Sự tích 3 vị La Hán : Ba Tiêu, Bố Đại, Cử Bát Thtx_017



Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Quyền hạn của bạn:
Bạn không có quyền trả lời bài viết